Nguồn phát sinh: Hầu hết các công đoạn trong công nghệ thuộc da đều là quá trình ướt vậy nên lượng nước thải phát sinh rất lớn. Thành phần ô nhiễm phụ thược vào lượng hóa chất sử dụng và lượng chất được tách ra từ da.
+ Công đoạn bảo quản: chứa tạp chất bẩn, máu mỡ động vật.
+ Công đoạn tiền xử lý da muối: nước thải có màu vàng lục chứa protein tan như albumin, pH = 7.5 – 8, hàm lượng muối NaCl cao, chứa nhiều cặn lơ lửng và hòa tan thích hợp cho sự phát triển của nấm nên công đoạn này rất nhanh bị thối rữa.
+ Công đoạn ngâm vôi và khử lông: nước thải có tính kiềm, hàm lượng protein cao do da tan vào trong nước, và nitơ dưới dạng amon hoặc amoniac.
+ Công đoạn làm xốp: nước thải mang tính axit cao do sử dụng các axit sulfuric, acetic, formic.
+ Công đoạn thuộc: nước thải mang tính axit và chứa hàm lượng Cr 3+ cao.
Đặc trưng/ Tính chất ô nhiễm của nước thải thuộc da: Nước thải thuộc da nói chung có độ màu, hàm lượng chất tắn TS, chất rắn lơ lửng SS, chất ô nhiễm hữu cơ BOD cao. Các dòng thải mang tính kiềm là thuộc công đoạn hồ tươi, ngâm vôi, khử lông. Nước thải sau công đoạn làm xốp mang tính axit. Ngoài ra nước thải thuộc da còn chứa sulfua, crom, và dầu mỡ.
Thành phần tính chất nước thải công đoạn thuộc da crôm
Thông số
|
Đơn vị
|
Giá trị
|
pH | |
3.9 – 5.3
|
Alk |
mgCaCO3/L
|
1475 – 1630
|
TS |
mg/l
|
22436 – 25780
|
VS |
mg/l
|
6277 – 6755
|
COD |
mg/l
|
3250 – 8500
|
BOD5 |
mg/l
|
2576 – 3693
|
TOC |
mg/l
|
18.2 – 22.8
|
NKJ |
mg/l
|
213 – 276
|
N-ammonia |
mg/l
|
114 – 157
|
Chloride |
mg/l
|
5924 – 20500
|
Chromium |
mg/l
|
32 – 115
|
Sơ đồ công nghệ nước thải thuộc da
Trong quá trình thuộc crom, nước thải từ các phân xưởng sản xuất phải phân tách thành các dòng thải khác nhau. Nước thải từ khâu ngâm da và thuộc crom chảy qua song chắn rác được đưa vào bể điều hòa để điều hòa , nước thải từ các công đoạn khác như nước rửa, nước nhuộm,… tự chảy qua lưới chắn rác tinh và được đưa chung về bể điều hòa. Tại bể điều hòa bố trí hệ thống sục khí để điều hòa lưu lượng, nồng độ và chống lắng cặn. máy bơm nước thải sẽ bơm nước đến bể vớt dầu để vớt dầu mỡ. Nước sau đó tiếp tục vào cụm xử lí sinh hoc kị khí, thiếu khí và bùn hoạt tính (aeroten). Việc cung cấp khí cho vi sinh vật trong bể arotank được thực hiện bằng máy thổi khí. Dung dịch nước thải và bùn hoạt tính của bể aerotank tiếp tục chảy qua bể lắng đợt 2. Sau hơn 2 giờ lắng tĩnh, bùn hoạt tính lắng xuống và nước trong ở phần trên bể chảy tới bể tiếp xúc. Chlorine để khử trùng nước khi xả nước vào hệ thống cống. Bùn dư từ bể lắng đợt 2 được ra bể nén bùn và một phần tuần hoàn lại bể aerotank . bùn tại bể nén bùn diệt trùng diệt trùng trước khi bơm qua sân phơi bùn hay thiết bị ép bùn để loại bỏ nước.
Trong quá trình thuộc phèn và tannin nước thải có thể xả chung vào ngăn tiếp nhận bể điều hòa, các công đoạn tiếp theo tương tự như trên.
Phân tích ưu nhược điểm công nghệ:
+ Ưu điểm:
- Dễ xây dựng, vận hành đơn giản.
- Chất lượng nước đầu ra khá đạt (trừ chỉ tiêu Crom).
+ Nhược điểm
- Không xử lý được Crom (III).
- Diện tích mặt bằng xây dựng lớn.
Như vậy: công nghệ xử lý nước thải truyền thống hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong xử lý nước thải thuộc da đặc biệt là crom.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét