Nguồn phát sinh: Nguồn nước thải phát sinh từ các công đoạn hồ sợi, rũ hồ, nấu tẩy, nhuộm và hoàn tất, trong đó lượng nước thải chủ yếu từ công đoạn giặt sau mỗi lần. Nhu cầu sử dụng nước trong nhà máy dệt nhuộm là rất lớn thay đổi theo các mặt hàng khác nhau.
Đặc trưng/ Tính chất nước thải dệt nhuộm: Chất ô nhiễm dạng hữu cơ (thuốc nhuộm, tinh bột, tạp chất) và dạng vô cơ (các muối trung tính, các chất trợ nhuộm, …)
+ Độ kiềm cao làm tăng độ pH của nước. Nếu pH > 9 gây độc hại với các loài thủy sinh, gây ăn mòn các công trình thoát nước và hệ thống xử lý nước thải.
+ Muối trung tính làm tăng hàm lượng tổng chất rắn TS. Lượng thải lớn gây tác hại với các loài thủy sinh do làm tăng áp suất thẩm thấu ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của tế bào.
+ Độ màu cao do dư lượng thuốc nhuộm dư đi vào nước thải gây màu cho dòng tiếp nhận, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của các loài thủy sinh, làm xấu cảnh quan. Các chất độc như sunfit, kim loại nặng, hợp chất halogen hữu cơ (AOX) có khả năng tích lũy sinh học gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người và sinh vật.
+ Hàm lượng ô nhiễm chất hữu cơ sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng xấu tới các loài thủy sinh.
Thông số ô nhiễm của một số loại nước thải dệt nhuộm ở Việt Nam:
Xí nghiệpCác thông số |
Đơn vị
|
1
|
2
|
3
|
4
|
Đặc tính sản phẩm |
|
Hàng bông dệt thoi
|
Hàng pha dệt kim
|
Dệt len
|
Sợi
|
Nước thải |
m3/tấn vải
|
394
|
264
|
114
|
230
|
pH |
-
|
8 – 11
|
9 -10
|
9
|
9 – 11
|
TS |
mg/L
|
400 – 10000
|
950 – 1380
|
420
|
800 – 1300
|
BOD5 |
mg/L
|
70 – 135
|
90 – 220
|
120 – 130
|
90 – 130
|
COD |
mg/L
|
150 – 380
|
230 – 500
|
400 – 450
|
210 – 230
|
Độ màu |
Pt-Co
|
350 – 600
|
250 – 500
|
260 – 300
|
|
Sơ đồ dây chuyền công nghệ:
Thuyết minh sơ đồ công nghê:
+ Nước thải sản xuất của các nhà được dẫn về hệ thống xử lý. Đầu tiên, nước thải được cho qua song chắn rác để loại bỏ rác và các vật liệu dạng xơ, sợi. Qua khỏi song chắn nước thải được đưa vào hố thu và bơm vào bể điều hòa. Trong bể điều hòa, nước thải được hòa trộn điều tiết ổn định về lưu lượng cũng như nồng độ chất ô nhiễm
+ Nước thải sau điều hòa được bơm vào vào cụm keo tụ – tạo bông tại đây nước thải sẽ được điều chỉnh pH nhờ dd H2SO4 và được bổ sung dung dịch trợ keo tụ (polyme) và hóa chất xử lý nước keo tụ (phèn nhôm) đồng thời được khuấy trộn ở chế độ thủy động lực học thích hợp nhằm tăng kích cỡ cho các hạt bông keo tụ. Hỗn hợp bùn và nước sau khi ra khỏi bể tạo bông được dẫn sang bể lắng sơ cấp để thực hiện lắng tách cặn. Tại đây, dưới tác dụng của trọng lực và sự chênh lệch tỉ trọng giữa nước và bùn cặn, phần bùn rơi xuống đáy. Nước sau quá trình xử lý hóa lý và lắng tách cặn đảm bảo loại bỏ phần lớn các kim loại nặng được đưa sang bể Aeroten nước thải được hòa trộn đều với không khí dưới đáy bể và các chủng VSV hiếu khí. Hỗn hợp bùn nước sau khi ra khỏi bể aeroten được dẫn sang bể lắng thứ cấp để thực hiện quá trình lắng tách. Cơ chế lắng tách cặn tại bể lắng thứ cấp diễn ra tương tự như quá trình tại bể lắng sơ cấp.
+ Nước sau xử lý tại bể lắng thứ cấp tiếp tục dẫn sang bể cấp lọc dùng để chứa nước cho bể lọc áp lực để loại bỏ màu và các cặn còn lại sau đó nước thải sẽ được dẫn vào bể khử trùng. Tại đây nước được hòa trộn đều với dung dịch Chlorin đồng thời lưu với thời gian thích hợp để thực hiện quá trình khử trùng. Nước sạch sau khi khử trùng xong được phép xả vào nguồn tiếp nhận.
+ Bùn cặn dưới đáy bể lắng sơ cấp được bơm về bể chứa bùn. Bùn lắng dưới đáy bể thứ cấp được tuần hoàn liên tục về bể aeroten để bổ sung VSV cho bể này. Định kỳ phần bùn dư sẽ đươc đưa về bể chứa bùn. Tại bể chứa bùn, bùn dư được bơm về bể nén bùn nhằm làm giảm thể tích trước khi đưa đi xử lý ở các bước tiếp theo.
Phân tích công nghệ:
+ Ưu điểm:
- Đơn giản, dễ vận hành
- Hiệu quả loại bỏ BOD cao ( khoảng 90%)
+ Nhược điểm:
- Chi phí vận hành cao
- Khả năng loại bỏ độ màu thấp
- Dễ shock tải ở quá trình xử lý sinh học
Như vậy: công nghệ xử lý nước thải truyền thống hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong xử lý nước thải dệt nhuộm đặc biệt là độ màu.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét