Nước có thể chứa rất nhiều chất ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùi, vị và chất lượng cảm quan của đồ ăn, thức uống, làm hỏng trang thiết bị chế biến liên quan mà còn ảnh hưởng lâu dài tới sức khoẻ con người.
Hầu hết các nguồn nước thiên nhiên đều có mùi và vị, nhất là mùi. Theo nguồn gốc phát sinh, mùi được chia thành 2 loại: mùi tự nhiên và mùi nhân tạo. Mùi tự nhiên chủ yếu là do hoạt động sinh sống và phát triển của các vi sinh vật và rong tảo có trong nước sẽ gây cho nước có mùi thối hay mùi mốc meo. Mùi nhân tạo chủ yếu do ảnh hưởng của nước thải công nghệp gây ra, ví dụ như nước có chứa sắt thường có mùi tanh hay khí ga sulfide hydrogen (H2S) có thể làm cho nước có mùi như trứng thối, NH3 làm nước có mùi khai…. Ngoài mùi, nước thiên nhiên có thể có nhiều vị khác nhau như: mặn, đắng, chua, cay,… Theo tiêu chuẩn nước ăn uống, sinh hoạt, nước không có mùi, vị. Vì vậy cần tiến hành khử mùi, vị.
Thông thường các quá trình xử lí nước đã khử được hết mùi và vị trong nước, ví dụ như mùi tanh của sắt sẽ được khử trong quá trình khử sắt. Chỉ khi nào các biện pháp xử lí trên không đáp ứng được yêu cầu cần khử mùi, vị thì mới áp dụng các biện pháp khử mùi, vị độc lập.
Khử mùi bằng làm thoáng
Dựa trên nguyên tắc: các công trình làm thoáng có làm bay hơi các loại khí gây mùi cho nước và đồng thời oxi hóa các chất có nguồn gốc hữu cơ và vô cơ gây mùi.
Các công trình làm thoáng khử mùi cũng tương tự như các công trình làm thoáng để khử sắt như: dàn mưa, phun mưa, bể làm thoáng cưỡng bức…
Ví dụ:
Khử sắt bằng phương pháp làm thoáng, thực chất là làm giàu oxi cho nước, tạo điều kiện để oxi hóa Fe2+ thành Fe3+, thực hiện thủy phân để tạo thành hợp chất ít tan Fe(OH)3 rồi dùng bể lọc để giữ lại.
Khử mùi bằng các chất oxi hóa mạnh
Các chất oxi hóa mạnh để khử mùi có thể là: clo và các hợp chất của clo, ozon, permanganate Kali…Khử mùi bằng các chất oxi hóa mạnh giống như giai đoạn khử trùng nên thường các mùi có thể khử bằng phương pháp này hầu hết được khử trong giai đoạn khử trùng.
Dùng clo và ozon để khử mùi, vị gây nên bởi các vi sinh vật có nguồn gốc động, thực vật là biện pháp tương đối thông dụng. Đa số các trường hợp đều dùng clo để khử mùi, vị trong nước (phần khử trùng đã giới thiệu). Tuy nhiên còn một số trường hợp, dùng clo không có hiệu quả (ví dụ khi pH tăng, nồng độ HOCl giảm làm hiệu quả khử VSV giảm tương ứng; và cần giữ lại trong nước một lượng Clo dư để đảm bảo VSV được khử hoàn toàn, gây cho nước có mùi Clo khó chịu), cần phải thay thế bằng ozon, vì khả năng khử của ozon mạnh gấp 3100 lần Clo, không gây mùi và bị phân hủy nhanh trong môi trường tiếp nhận lâu, do đó không gây ảnh hưởng lớn đến người sư dụng. Ngoài ra ozon còn có tác dụng khử màu, phenol, xianua., nhưng giá thành lại cao và tiêu tốn năng lượng để sản xuất.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét