Nước
ngầm là nguồn tài nguyên thường xuyên, ít bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như hạn
hán. Chất lượng nước ổn định, ít bị biến động theo mùa.
Chủ động cấp nước cho vùng hẻo lánh, dân cư thưa nhất là
trong hoàn cảnh hiện nay bởi nước ngầm có thể khai thác theo những công suất
khác nhau. Để khai thác nước ngầm có thể sử dụng các thiệt bị sử dụng điện như
bơm ly tâm, bơm nhũng chìm máy nén khí hoặc các thiết bị không sử dụng điện như
bơm tay. Ngoài ra nước ngầm còn có thể khai thác tập trong tại các nhà máy nước
ngầm, các xí nghiệp hoặc khai thác phân tán tại các hộ dân cư. Đó chính là ưu
điểm của việc khai thác nước ngầm trong việc cấp nước ở nông thôn.
Giá thành xử lý nước ngầm rẻ hơn so với nước mặt
Ngoài các ưu điểm trên việc khai thác nước ngầm cũng gặp phải
những nhược điểm như sau:
Một số nguồn nước ngầm tầng sâu hình thành lâu đời, ít được
bổ cập từ nước mưa. Cũng như dầu mỏ các nguồn nước này không thể tái tạo hoặc
khả năng tái tạo bị hạn chế. Do đó sau một thời gian khai thác phải tìm nguồn
nước thay thế khi các nguồn nước này bị cạn kiệt.
Khai thác nước ngầm với nhịp độ cao sẽ làm cho mực nước cấp
hạ thấp xuống, một mặt dẫn tới hiện tượng xâm nhập mặn mặt khác dẫn tới hiện
tượng nề đất bị võng xuống gây hư hại các công trình xây dựng – một trong những
nguyên nhân gây hiện tượng sụt lún.
Khai thác nước ngầm bừa bãi cũng sẽ dẫn tới hiện tượng sụt
lún nguồn nước ngầm.
Đối với nước mặt: mục đích chủ yếu là giảm độ đục và độ màu
và loại bỏ các vi sinh vật bên trong nước, do đó công nghệ xử lý nước mặt
thường áp dụng quá trình keo tụ-tạo bông với việc sử dụng phèn nhôm hay phèn
sắt để kết tụ các hạt rắn lơ lủng trong nước, tạo các bông có kích thước lớn
hơn sau đó lắng, lọc, khử trùng trước khi phân phối vào mạng cấp nước.
Đối với nước ngầm: mục đích chủ yếu là khử sắt (II) và Mangan
do đó công nghệ xử lý thường ứng dụng các quá trình làm thoáng tự nhiên (giàn
mưa) hoặc nhân tạo ( quạt gió) để oxi hóa Fe(II), Mn(II) thành dạng kết tủa
Fe(III) và Mn(IV) sau đó tách ra bằng các quá trình lắng lọc khử trùng.
Ngoài ra, tùy theo chất lượng nước nguồn và các yêu cầu khác
về chất lượng nước sử dụng cho mục đích riêng biệt như: nước cấp lò hơi, sẩn
xuất thuốc kháng sinh, dùng để nhuộm, dùng trong phòng thí nghiệm…mà có thể ứng
dụng các quá trình xử lý đặc biệt như: làm mềm nước, khử khoáng, khử các chất
khí hòa tan trong nước, ổn định nước. tùy theo từng trường hợp cụ thể mà có thể
lựa chọn các phương pháp, các công trình xử lý cho thích hợp, kinh tế và hiệu
quả nhất.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước
ngầm
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét