Một số dạng công nghệ chế biến thủy sản điển hình:
Dựa vào tính chất đặc thù của sản phẩm, quá trình chế biến và công nghệ sử dụng có thể chia công nghệ chế biến thuỷ sản thành một số công nghệ chế biến điển hình như sau:
- Chế biến thủy sản đông lạnh.
- Chế biến sản phẩm đóng hộp.
- Chế biến thuỷ sản khô và chế biến bột cá.
- Chế biến agar.
Đặc trưng nước thải thủy sản:
Nước thải ngành chế biến thủy sản chứa phần lớn các chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ động vật và có thành phần chủ yếu là protein và các chất béo. Trong nước thải chứa các chất như cacbonhydrat, protein, chất béo… khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu…
Các chất dinh dưỡng (N, P) với nồng độ cao gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, rong tảo phát triển làm suy giảm chất lượng nguồn nước. Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính…
Bảng kết quả phân tích chất lượng nước thải chế biến thủy sản
STT | CHỈ TIÊU | ĐƠN VỊ | GIÁ TRỊ | QCVN 11:2008Cột B |
1 | pH | - | 6 – 8 | 5,5 – 9 |
2 | COD | mg/l | 1500 – 2800 | 80 |
3 | BOD | mg/l | 1000 – 1800 | 50 |
4 | SS | mg/l | 388 – 452 | 100 |
5 | Dầu mỡ ĐTV | mg/l | 150 – 250 | 20 |
6 | Nitơ tổng | mg/l | 120 – 160 | 60 |
7 | Photpho tổng | mg/l | 6 – 10 | - |
|
|
|
|
|
Thuyết minh sơ đồ công nghệ:
Nước thải từ các công đoạn sẽ được dẫn qua máy lược rác dạng thùng quay để loại bỏ các cặn, vụn cá sau đó sẽ nước thải được dẫn vào bể lắng cát kết hợp tuyển nổi để loại cát và dầu mỡ.
Sau khi qua bể lắng cát nước thải được bơm vào bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm rồi dẫn sang bể kị khí để giảm cặn lơ lửng, tiếp theo nước thải sẽ qua cụm bể chuyển tiếp anoxic để tạo môi trường thích nghi cho vi sinh vật trước khi chuyển sang bể hiếu khí MBBR ngoài ra tại đây còn xảy ra quá trình khử nitơ.
Công nghệ hiếu khí MBBR dựa trên hoạt động của nhóm vi sinh vật sinh hiếu khí sinh trưởng bám dính lên các màng, giá thể các chất ô nhiễm dễ phân hủy sinh học còn lại sẽ được loại bỏ. Nước sau bể MBBR sẽ được đưa sang bể lắng II để tách bùn và dẫn sang bể khử trùng sau đó đi đến nguồn tiếp nhận.
Phân tích ưu nhược điểm của công nghệ:
+ Ưu điểm:
- Hiệu quả loại bỏ chất ô nhiễm cao.
- Tiết kiệm diện tích nhờ công nghệ màng MBBR.
- Công trình thiết kế dạng module nên dễ mở rộng và nâng cấp.
- Bùn sinh ra ít.
+ Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư ban đầu cao
- Vận hành đòi hỏi kinh nghiệm và kĩ thuật cao
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét