Nguồn gốc phát sinh: Hầu hết các công đoạn sản xuất giầy đều phát sinh nước thải mỗi công đoạn phát sinh các chất ô nhiễm khác nhau đặc biệt là các công đoạn như rửa nguyên liệu, nấu và rửa sau nấu, tẩy giấy, nghiền bột và sản xuất giấy, nước ngưng.
Tính chất nước thải:
Mức độ ô nhiễm của nước thải phụ thuộc vào từng loại công nghệ sản xuất giấy và bột giấy. Trong quy trình xử lý nước thải việc xác định thành phần ban đầu của nước thải là một trong những yếu tố mang tính quyết định đến việc lưa chọn phương pháp xử lý, các quá trình làm sạch, tính kinh tế trong quá trình quản lý và vận hành trạm xử lý. Qua khảo sát một số cơ sở sản xuất giấy tại Việt Nam, các dòng thải chính của nhà máy sản xuất bột giấy và giấy (mẫu được lấy tại đầu ra nước thải của các cơ sở sản xuất) bao gồm:
• Dòng thải rửa nguyên liệu chứa các chất hữu cơ hoà tan, cát, thuốc bảo vệ thực vật, vỏ cây v.v…
• Dòng thải của quá trình nấu và rửa sau nấu chứa phần lớn các chất hữu cơ hoà tan, các hoá chất và một phần xơ sợi. Dung dịch đen có nồng độ chất khô khoảng 25-35 %, tỉ lệ giữa chất hữu cơ và vô cơ là 70:30.
• Dòng thải từ công đoạn tẩy của các nhà máy sản xuất bột giấy bằng phương pháp hoá học và bán hoá học chứa các hợp chất hữu cơ, chất gỗ hoà tan và một hợp chất tạo thành từ những chất thải với chất tẩy ở dạng độc hại, có thể gây ra tích tụ sinh học trong cơ thể sống như các hợp chất hữu cơ, làm tăng AOX trong nước thải. Dòng thải này có độ màu, giá trị BOD và COD cao
• Dòng thải từ quá trình nghiền bột và sản xuất giấy chủ yếu chứa sợi xơ mịn, bột giấy lơ lửng và các chất phụ gia như nhựa thông, phẩm màu, cao lanh….
• Nước ngưng tụ như là dòng thải từ quá trình ngưng tụ trong hệ thống xử lý để thu hồi hóa chất từ dung dịch đen. Mức độ nhiễm của dòng thải phụ thuộc vào loại gỗ và công nghệ sản xuất
• Nước thải từ quy trình sản xuất giấy chủ yếu chứa bột giấy và các chất phụ gia. Nó được tách ra từ quy trình sản xuất giấy như là trong quá trình khử nước và ép giấy
• Tuỳ theo từng công nghệ và sản phẩm, lượng nước thải tính trên mỗi sản phẩm giấy có thể khác nhau ,từ 200 đến 500 m3/1 tấn ngày. Nước thải của các nhà máy giấy hầu như đều chứa các hợp chất, các hóa chất, bột giấy, các chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ.
Bảng tải lượng chất ô nhiễm từ sản xuất giấy
Thông số
|
Tải lượng ô nhiễm
|
Lượng nước đã sử dụng(m3/tấn) |
5-50
|
Chất rắn lơ lửng ( kg/tấn) |
10-30
|
BOD5 (kg/tấn giấy) |
2-10
|
COD (kg//tấn giấy) |
4-20
|
P (g/tấn giấy) |
3-300
|
N (g/tấn giấy) |
10-500
|
+ Ưu điểm:
· Vận hành đơn giản
· Hiệu quả xử lý cao
+ Nhược điểm
· Chi phí vận hành cao
hóa chất xử lý nước
Trả lờiXóahttp://chattayruavmc.com/hoa-chat-xu-ly-nuoc/