Các nhà máy bia trên thế giới ngày nay đều dùng nguyên liệu là thóc malt (đại mạch nảy mầm) khoảng 70% và các loại bột như ngô, gạo, mạch(không phải malt ) khoảng 30%, ngoài ra còn dùng hoa houblon, các loại bột trợ lọc như diatomit, bentonit, v.v..
Quá trình công nghệ bia gồm những công đoạn sau:
• Nấu – đường hóa: Nấu bột và trộn với bột malt, cho thủy phân dịch bột thành đường, lọc bỏ bã các loại bột, bã hoa houblon. Nước thải của công đoạn này giàu các chất hidratcacbon, xenlulozơ, hemixenlulozơ, pentozơ trong vỏ trấu, các mảnh hạt và bột, các cục vón…cùng với các xác hoa, một ít tannin, các chất đắng, chất màu.
• Công đoạn lên men chính và lên men phụ: Nước thải của công đoạn này rất giàu xác men – chủ yếu là protein, các chất khoáng, vitamin cùng với bia cặn.
• Giai đoạn thành phẩm: Lọc, bão hòa CO2, chiết bock, đóng chai, thanh trùng. Nước thải ở đây chứa bột trợ lọc lẫn xác men, lẫn bia chảy chàn ra ngoài v.v..
- Nước thải của nhà máy bia gấp khoảng 6 lần so với bia thành phẩm, bao gồm:
- Nước lẫn bã malt và bột sau khi lấy dịch đường. Để bã trên sang lưới, nước sẽ tách khỏi bã.
- Nước rửa thiết bị lọc, nồi nấu, thùng nhân giống, lên men và các loại thiết bị khác.
- Nước rửa chai và téc chứa
- Nước rửa sàn,phòng lên men, phòng tang trữ
- Nước thải từ nồi hơi
- Nước vệ sinh sinh hoạt
- Nước thải từ hệ thồng làm lạnh có chứa hàm lượng chlorit cao (tới 500mg/ lit), cacbon thấp.
Đặc tính nguồn thải: Nước thải bị ô nhiễm hữu cơ nặng, có SS, BOD, COD, N, P tổng cao. Trong đó pH : 3-12, COD: 1200 – 2600 mg/L, BOD: 1000 – 1500 mg/L, SS: 120 – 350 mg/L, N tổng khoảng 25 mg/L, P tổng khoảng 5 mg/L.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét