Chất solanin trong cà
được xác định giống như chất độc trong mầm xanh hoặc phần xanh ở củ khoai tây.
Solanin rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ.
Đông y gọi quả cà là di
tử hay giả tử, ải qua. Dân gian còn gọi là cà ghém, cà pháo, cà muối.
Những người không nên sử dụng cà
Cà pháo còn gọi là cà
gai hoa trắng, tên khoa học là Solanum torum. Nó là cây nhỏ, lá xẻ thùy nông,
có gai. Hoa màu trắng, quả màu trắng đổi màu vàng khi chín. Toàn cây đều có thể
dùng làm thuốc.
Độc tố có trong quả cà sống
Trong thân, lá, hoa và
quả cà pháo có chứa một ít chất độc. Loài cà nào có vị đắng nhiều tức là chất độc
càng cao.
Chất độc trong cà thường
được biết tới là các alkaloids. Ngoài ra, cà pháo còn có một lượng solanin độc.
Quả cà chưa chín có lượng solanin cao hơn nhiều so với quả chín.
Chất solanin trong cà
được xác định giống như chất độc trong mầm xanh hoặc phần xanh ở củ khoai
tây. Solanin rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ.
Những
người không nên sử dụng cà muối
Theo Đông y, cà pháo có
tính hàn (thậm chí rất hàn), vì vậy kiêng dùng đối với người hư hàn, thận trọng
khi phối hợp với các thức ăn hàn, nên ăn kèm các gia vị có tính ôn như: tỏi, ớt,
sả… người mới đau dậy, suy nhược không nên ăn cà, cà không nên ăn sống.
Khi cơ thể vừa mới khỏi
bệnh, hoặc đang bị bệnh (cảm, tiêu chảy…) ăn cà, bệnh sẽ nặng hơn. Chính vì vậy,
người vừa mới ốm dậy, phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh cần lưu ý khi
ăn cà pháo.
Phụ nữ sau khi sinh nếu
ăn nhiều cà pháo muối sẽ gây bất lợi cho việc tạo sữa. Cả mẹ lẫn con có thể bị
ho, khí huyết không thông, có thể gây nhức mỏi.
Phụ nữ ăn nhiều cà pháo
cũng gây trở ngại cho hoạt động của tử cung.
Người bị bệnh tăng nhãn
áp không dùng cà pháo.
Quả cà chưa chín có nhiều
solanin hơn quả chín. Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy ăn cà muối không bị nhức mỏi,
có lẽ muối chua làm giảm độc tính.
Theo Khỏe & đẹp
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét