PAC (Poly
Aluminium Chloride) là loại phèn nhôm tồn tại ở dạng cao phân tử (polyme).
Công thức phân tử [Al2(OH)nCl6-n]m. Hiện nay, PAC được sản xuất lượng
lớn và sử dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến để thay thế cho phèn nhôm sunfat
trong xử lý nước sinh hoạt và nước thải.PAC có nhiều ưu điểm so với
phèn nhôm sunphat đối với quá trình keo tụ lắng. Như hiệu quả lắng trong cao
hơn 4-5 lần, thời gian keo tụ nhanh, ít làm biến động độ PH của nước, không cần
hoặc dùng rất ít chất hỗ trợ, không cần các thiết bị và thao tác phức tạp,
không bị đục khi dùng thiếu hoặc thừa phèn. PAC có khả năng loại bỏ các chất
hữu cơ hòa tan và không hòa tan cùng kim loại nặng tốt hơn phèn sunfat. Điều
này đặc biệt có ý nghĩa trong việc tạo ra nguồn nước chất lượng cao, kể cả xử
lý nước đục trong mùa lũ lụt thành nước sinh hoạt. Do vậy, các nước phát triển
đều sử dụng PAC trong các nhà máy cấp nước sinh hoạt. Có PAC rắn và PAC dạng lỏng.
Dạng rắn là bột màu trắng ngà ánh vàng, tan hoàn toàn trong nước. Người sử dụng
chỉ cần pha PAC bột thành dung dịch 10% hoặc 20% bằng nước trong, cho
lượng dung dịch tương ứng với chất keo tụ vào nước cần xử lý, khuấy
đều và để lắng trong. Ở điều kiện bảo quản thông thường (bao kín, để nơi khô
ráo, nhiệt độ phòng) có thể lưu giữ lâu dài.PAC dạng lỏng có màu nâu vàng,
có thể đựng trong chai hoặc can nhựa để bảo quản lâu dài.
Liều lượng PAC sử dụng cho 1m3 nước
sông, ao, hồ là 1- 4g PAC đối với nước đục thấp (50- 400 mg/l), là
5-6 g PAC đối với nước đục trung bình (500- 700 mg/l) và là 7-
10g PAC đối với nước đục cao (800-1.200 mg/l). Liều lượng sử dụng
chính xác được xác định bằng thử nghiệm trực tiếp đối với nước cần xử lý. Sau
khi lắng trong, nếu dùng để uống cần đun sôi hoặc cho nước khử trùng theo liều
lượng hướng dẫn.
PAC có thể dùng xử lý nước thải chứa cặn lơ
lửng như nước thải công nghiệp ngành gốm sứ, gạch, giấy, nhuộm, nhà máy chế
biến thủy sản, xí nghiệp giết mổ gia súc, PAC dùng xử lý 1 m3 nước
thải trong khoảng 15-30 gram, tùy thuộc vào hàm lượng cặn lơ lửng và tính chất
của mỗi loại nước thải. Liều lượng chính xác cần xác định thông qua thử trực
tiếp với đối tượng cần xử lý.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét