Nguồn phát sinh: Lượng nước thải trong công nghiệp sản xuất đường thô rất lớn bao gồm nước rửa mía cây và ngưng tụ hơi, nước rủa than, nước xả đáy lò hơi, nước rửa cột trao đổi ion, nước làm mát, nước rửa sàn và thiết bị, nước bùn bã lọc dung dịch đường rơi vãi trong sản xuất…
Đặc trưng/ tính chất nước thải: Đặc trưng lớn nhất của nước thải nhà máy đường là có giá trị BOD cao và dao động nhiều
Bảng chất lượng nước thải của nhà máy đường:
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải mía đường:
1.Song chắn rác:
Nước thải sản xuất được dẫn theo đường thoát nước riêng ra hệ thống xử lí nước thải. Dòng thải sau khi qua song chắn rác (SCR) để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn. Phần rác thải thu được có thể để sản xuất giấy, phân bón.. Nước thảo sau đó chảy đến hầm tiếp nhận.
2. Hầm tiếp nhận – bơm nước thải: đây là công trình chứa nước thải sau khi qua SCR và dùng bơm để đẩy nước thải đến các công trình phía sau.
3. Bể lắng đợt 1: Tại bể lắng này, một lượng lớn chất rắn lơ lửng (SS) được loại bỏ qua quá trình lắng.
4. Bể điều hòa :Tiếp theo, nước thải được bơm qua bể điều hòa. Tại đây, lưu lượng và nồng độ nước thải ra sẽ được điều hòa ổn định. Trong bể, hệ thống máy khuấy sẽ trộn đều nhằm ổn định nồng độ các hợp chất trong nước thải, giá trị pH sẽ được điều chỉnh đến thông số tối ưu để quá trình xử lý sinh học hoạt động tốt.
5. Bể UASB: Nước thải được bơm từ bể điều hòa vào bể UASB. Gỉa sử rằng sau khi qua song chắn rác bể lắng cát thổi khí , bể lắng đợt 1, hàm lượng COD giảm 40% vào bể UASB là 3120mg/L các hợp chất hữu cơ sẽ được phân hủy bằng bùn vi sinh kỵ khí. Khí sinh học được thu gom ở đầu ra của bể UASB giữ lại làm biogas.
6. Bể aeroten( bùn hoạt tính): Hàm lượng BOD5 vào bể aeroten là 414 mg/L ( hiệu quả khử BOD qua bể điều hòa lắng là 23%, UASB là 80%) Phần nước đã được giảm bớt tải lượng chất hữu cơ tự chảy qua aerotank để xử lý hiếu khí . Tại đây, khí được thổi vào bể bằng các đĩa phân phối khí nhằm tăng cường sự xáo trộn chất bẩn và cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí, đồng thời giữ cho bùn ở trạng thái lơ lửng. Lượng vi sinh vật hiếu khí sẽ được bổ sung bằng cách tuần hoàn bùn từ bể lắng. thời gian lưu bùn 10 ngày.
7.Bể lắng đợt 2 là bể lắng li tâm. Nước thải sau khi được xử lý hiếu khí từ aerotank được dẫn vào bể lắng. Bùn hoạt tính lắng xuống đáy bể dưới tác dụng của trọng lực, một phần bùn được tuần hoàn lại bể aerotank, phần còn lại sẽ được bơm vào bể chứa bùn và đem đi xử lý. Nước thải sau lắng II đạt tiêu chuẩn loại B, BOD5, đầu ra 50mg/L, SS= 62mg/L trong đó 65% cặn dễ phân hủy sinh học.
8.Ngăn chứa bùn: Có nhiệm vụ lưu bùn trước klhi bơm chuyển qua bể nén bùn. Chọn thời gian lưu tại ngăn chứa bùn tuần hoàn là 10 phút.
9. Bể nén bùn đứng: bùn từ bể lắng đợt 2 được dưa tới bể nén bùn nhằm làm giảm độ ẩm xuống còn khoảng 60-97%
10.Sân phơi bùn: bùn tươi từ bể lắng đợt I và bùn từ bể nén được dẫn vào sân phơi bùn để làm ráo nước.
Khoảng 20 – 30 ngày xả bùn 1 lần, bùn khô được thu gom bằng gàu hoặc máy, lượng bùn này có thể kết hợp vơi bã bùn sinh ra từ khâu sản xuất đường để làm phân vi sinh.
11.Ngăn khử trùng, bể pha hóa chất.
hóa chất xử lý nước
Trả lờiXóahttp://chattayruavmc.com/hoa-chat-xu-ly-nuoc/