Nhiều hộ dân đang điêu đứng vì cao su do trồng phá vỡ quy hoạch, chết do
không phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu… song không ít địa phương vẫn tiếp
tục trồng thêm loại cây này. Điển hình như ở Quảng Nam đã quy hoạch gần 50.000
héc ta đất rừng để trồng cây cao su.
TS Triệu Văn Hùng, Giám
đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, với tư cách là cơ quan nghiên cứu khoa học
không phản đối chủ trương phát triển cao
su nhưng phải trồng
đúng chỗ, đúng nơi sống được. Nếu không,cao su cũng không thành mà rừng thì mất không ai được gì
cả.
Những
người dân này đang thấy việc góp đất để chăm sóc cây cao su và
nhận 1,5-3 triệu đồng/tháng là rất quan trọng
Thấy thảm họa nhưng vẫn quy
hoạch
Năm 1998, tỉnh Quảng Nam bắt đầu trồng thí điểm 10ha cây cao su con
tại huyện Hiệp Đức. Sau đó, cây cao su được
mở rộng diện tích trồng tại địa phương này.
Đến nay, tỉnh Quảng Nam đã trồng được 14.592ha/gần 50.000ha quy hoạch. Trong
đó, diện tích cao su đại điền 11.299ha và cao su tiều
điền 3.293ha, đã khai thác mủ được 1.992ha với sản lượng mủ 2.343 tấn. Riêng
Công ty TNHH MTV cao su Quảng
Nam chiếm đến 1.706ha.
Ông Lê Muộn, Phó Giám đốc Sở
NN-PTNT Quảng Nam cho biết, hiện nay cây cao su đã
khẳng định vị thế là cây tạo bước bứt phá để làm giàu trên vùng đất đồi núi
phía Tây của tỉnh.
“Tỉnh ủy đã có chủ trương về phát triển cây cao su trên
địa bàn bằng các nghị quyết tại các kỳ đại hội Tỉnh đảng bộ lần thứ XVIII, XIX
và XX. Đến nay đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư trồng và chế biến cây cao su theo
hướng đại điền ở các huyện miền núi, đã “kích thích” nhiều nhà doanh nghiệp, hộ
gia đình mạnh dạn bỏ vốn đầu tư phát triển cao su tiểu
điền”, ông Muộn cho biết.
Cũng từ quan điểm này, hiện Tập đoàn Cao su Việt Nam đang chủ trương mở rộng
diện tích và kêu gọi đồng bào dân tộc miền núi “góp đất” nương rẫy khai hoang
để cùng Tập đoàn trồng cây cao su theo
hướng giao khoán cho hộ gia đình.
Theo ông Muộn: “Tiền công giao khoán chăm sóc mà Tập đoàn Cao su Việt Nam
trả cho người lao động (hộ gia đình có đất nương rẫy “góp chung” với Tập đoàn
Cao su Việt Nam) dao động từ 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng. Có người còn được
trả tiền công 3 triệu đồng. Lâu nay, việc đồng bào dân tộc miền núi thu nhập từ
việc sản xuất nương rẫy trên phần đất này không có thu nhập cao như vậy nên họ
rất phấn khởi và nhận giao khoán chăm sóc cây cao su cho
Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam (của Tập đoàn Cao su Việt Nam) rất nhiều”.
Có thể... dân phải trả giá
Nhiều người dân tự nguyện góp đất rừng, nương rẫy để nhận tiền
chăm sóc cao su hàng tháng
Ông Đào Bội Thuyên, Chủ tịch UBND H.Hiệp Đức, Quảng Nam xác nhận tình trạng
lãng phí diện tích đất đã giao, khi người dân bỏ ruộng để trồng cao su hoặc
đi làm công đốn keo, lột vỏ keo... Giá xuất khẩu cao su hiện
giảm còn 49 triệu đồng/tấn mủ so với 70 triệu đồng/tấn mủ cùng thời điểm năm
ngoái.
Tuy nhiên, hiện đang có
tình trạng sản phẩm mủ cao su của
nhiều hộ dân ở huyện Hiệp Đức, Phước Sơn… không được các nhà máy đóng trên địa
bàn Quảng Nam thu mua vì chất lượng không đảm bảo, khiến họ phải bán cho các
nhà máy ở Kon Tum, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế với giá rẻ.
Ngoài vấn đề thu mua, tình trạng trồng cao su tiểu
điền tự phát cũng khiến người dân gặp rủi ro do dịch bệnh, cây gãy đổ vì gió
lốc, chất lượng mủ thấp...
Trong khi đó hiện bà con
đông bào dân tộc miền núi vẫn đang
tiếp tục “góp đất” nương rẫy của đồng bào cho Tập đoàn Cao su Việt Nam mà chính
là Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam để trồng cao su.
Thế nhưng: “Trong diện
tích quy hoạch gần 50.000 ha trồng cây cao su đến
năm 2020, 2030 của tỉnh. Đến nay, ngành nông nghiệp cũng chưa nắm được con số
cụ thể có bao nhiêu hộ đồng bào dân tộc miền núi “góp đất” nương rẫy cùng với
Tập đoàn Cao su Việt Nam để trồng cây cao su”, ông Muộn cho biết.
Từng nhiều lần lên tiếng xung quanh việc ồ ạt trồng cây cao su, TS Triệu Văn
Hùng một lần nữa khẳng định: dù đã có cảnh báo của cơ quan khoa học nhưng hiện
nhiều địa phương vẫn đang
tiếp tục trồng mở rộng cao su.
"Chúng tôi đã cảnh
báo nhưng nhiều tỉnh vẫn u mê lao theo cao su. Tất nhiêu không nhìn theo kiểu một
chiều nhưng với cây cao su chắc
chắn có thể phát triển tốt tại vùng đất Đông Nam bộ. Còn các địa phương khác
cũng cần phải nghiên cứu chứ không phải cứ nói cái là trồng ngay. Nếu cứ để
người dân lao theo kiểu tự phát thế này, rất có thể sẽ phải
trả giá", TS Hùng nói.
Phải sớm chấn chỉnh việc
thực hiện quy hoạch
Theo TS Hùng, với tư cách là cơ quan nghiên cứu khoa học bản thân ông và Viện
không phản đối hay không ủng hộ chủ trương phát triển cao su, song ông Hùng nói
thẳng là phải trồng đúng chỗ, đúng nơi sống được, đúng giống có thể sinh trưởng
được và cho ra mủ thì mới ủng hộ.
“Chúng tôi không thể chỗ nào cũng vỗ tay vào để người ta chặt rừng đi trồng cao
su. Cuối cùng cao su cũng không thành mà rừng thì mất không ai
được gì cả”, TS Hùng bày tỏ quan điểm.
Theo nhiều cảnh báo của các cơ quan nghiên cứu, hiện thị trường cao su Việt
Nam cung đang vượt cầu. Ngay cả hiệp hội cao su cũng
thừa nhận tình trạng này, trong khi các tỉnh vẫn im
lặng và tiếp tục để dân dấn thân vào cây trồng này.
“Dù gì thì sự thể cũng đã rồi. Vấn đề chúng tôi muốn là làm sao phải giám sát
chặt chẽ, quy hoạch cụ thể và phải làm theo đúng quy hoạch đó thì rủi ro, thất
bại sẽ hạn chế hơn", TS Hùng đề nghị.
Chuyện các tỉnh ồ ạt trồng cao su chưa
từng được các nhà khoa học khuyến khích bởi biết rõ đây là giống cây trồng khá
kén chọn điều kiện thổ nhưỡng và ưa được chăm sóc đặc biệt.
Mới đây Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn cũng từng đau xót khi chứng kiến
thảm họa cao su chết hàng loạt, đổ rạp sau bão số 10.
Ông nói thẳng: Đây là
hậu quả của một sai lầm về chủ trương, làm trái quy hoạch mà nhiều người can
ngăn cũng không nổi.
“Hồi có chủ trương đưa cây cao su ra
Bắc gồm Bắc Trung Bộ và miền núi phía Bắc tôi đã nhiều lần can ngăn bằng miệng
mà không ai quan tâm. Một anh Bí thư Tỉnh ủy hỏi tôi về phát triển cao su ở
Bắc Trung bộ tôi khuyên không nên và càng không nên đốn rừng để trồng cao su vì
rủi ro sẽ rất lớn. Một anh Phó Chủ tịch tỉnh miền núi phía Bắc hỏi tôi chuyện
phát triển cao su tiểu điền ở địa phương mình tôi bảo không có
căn cứ đồng thời hỏi ai ký quyết định trồng? Anh ấy bảo anh ký, tôi nói thẳng
luôn: “Dừng lại ngay nếu không ít nữa cao su thất
bại anh sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Mặc, tỉnh đó vẫn tiếp
tục trồng cao su”, Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn cho biết.
Và điều đó bây giờ vẫn đang
được lặp lại!.
Bích Ngọc – Hồng Sơn (báo Đất Việt)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét