PGS.TS Lê Trình, Viện trưởng Viện môi trường và Phát
triển bền vững trả lời phỏng vấn của PV Lê Thu Hương -Báo Vietnam New về vấn đề
di dời khu công nghiệp Biên Hòa 1. Để mọi người có cái nhìn rõ về vấn đề di dời
khu công nghiệp Biên Hòa 1, Tin Môi Trường xin giới thiệu toàn văn nội dung
trao đổi.
PGS.TS Lê Trình, Viện trưởng Viện Môi trường và Phát triển
bền vững
-Phóng viên Lê Thu Hương, Báo Vietnam News: Ông đánh
giá như thế nào về giải pháp di dời khu công nghiệp
Biên Hòa 1 để cứu sông Đồng Nai mặc dù việc này có thể tốn tới hàng chục nghìn
tỉ đồng và ảnh hướng tới hàng chục ngàn công nhân, hàng trăm nhà máy?
-PGS.TS Lê
Trình, Viện trưởng Viện Môi trường và Phát triển bền vững: Từ năm 1990 đến nay tôi đã chủ trì nhiều đề tài, dự án cấp
nhà nước, cấp tỉnh, bộ nghiên cứu về hiện trạng môi trường, đánh giá tác động
môi trường, bảo vệ môi trường lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói
chung, và ở các khu công nghiệp (KCN) tại TP Biên Hòa nói riêng nên có thể nêu
một số ý kiến như sau.
a.Vì
sao cần kiểm soát ô nhiễm từ KCN Biên Hòa 1
Khu
Công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 là trung tâm kỹ nghệ được Chính quyền miền Nam
thành lập từ đầu những năm 60 TK20 (tương đương với thời gian miền Bắc xây dựng
KCN Thượng Đình - Hà Nội, thời đó còn được gọi là Khu Cao -Xà-Lá vì có 3 nhà
máy lớn là Cao su Sao Vàng, Xà phòng và Thuốc lá Thăng Long).
Điểm
giống nhau giữa KCN Biên Hòa 1 và KCN
Thượng Đình là:
-Vào
thời điểm thành lập cả 2 KCN đều nằm ở ngoại thành, cách ranh giới khu dân cư
vài trăm mét. Tuy nhiên theo đà gia tăng dân số đô thị từ những năm 80 TK20 đến
nay các khu dân cư phát triển và bao quanh các KCN này (KCN Biên Hòa 1
chỉ có 2 mặt giáp dân cư, 1 mặt giáp sông lớn, 1 mặt giáp KCN Biên Hòa 2
qua xa lộ). Do vậy hoạt động các KCN này tác động trực tiếp đến sức khỏe dân
chúng, cảnh quan đô thị.
-
Do phần lớn các cơ sở công nghiệp được xây dựng từ 1980 về trước nên công nghệ
cũ, lạc hậu, phát sinh nhiều chất thải, Đặc biệt cả 2 KCN này đều không có các
trạm xử lý nước thải tập trung. Do vậy phần lớn nước thải và cả chất thải
rắn, khí thải đều được xả trực tiếp ra môi trường. Đây là nguồn gây tác động
rất lớn đến chất lượng môi trường, sức khỏe dân chúng, tài nguyên thiên nhiên.
Tuy
nhiên, KCN Biên Hòa 1 khác với KCN Thượng Đình về nhiều
mặt:
-Về
quy mô: nếu KCN Thượng Đình chỉ có dưới 10 nhà máy, xí nghiệp thì KCN Biên Hòa
1 có đến 107 doanh nghiệp với trên 50 nhà máy, cơ sở sản xuất với 26.000 công
nhân, người lao động.
-Về
nguồn thải: nếu lưu lượng nước thải hàng ngày ở KCN Thượng Đình chỉ khoảng
1.000 m3, thì ở KCN Biên Hòa 1 là trên 9.000 m3. Đặc biệt
do tại KCN này có nhiều nhà máy giấy, hóa chất, pin - ắc quy, ván ép (gỗ dán),
luyện kim… nên nước thải từ KCN Biên Hòa 1 có chứa nhiều loại chất ô nhiếm có
độc tính cao, bền vững trong môi trường (dầu mỡ, các phenol, PCB, kim loại
nặng, thậm chí có thể có dioxin nếu các nhà máy giấy Đồng Nai (COGIDO) sử dụng
dung dịch Clo để tẩy trắng.
-Theo
số liệu của Uỷ ban Khoa học-Công nghệ - Môi trường của Quốc hội (2013)
hàng ngày KCN Biên Hòa 1 xả trực tiếp 7.900 m3nước vào sông Đồng
Nai. Đây thực sự là hiểm họa nghiêm trọng cho dòng sông và đặc biệt cho sức
khỏe hàng chục triệu nguời ở TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương.
-
Khác với Hà Nôi: phần lớn dân chúng được cấp nước từ nguồn nước ngầm (nước dưới
đất), trên 95% dân số các TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một được cấp
nước sinh hoạt từ nước sông. Chỉ cách các điểm xả nước thải của KCN Biên Hòa 1
không xa là các cửa lấy nước của 3 nhà máy (NM) nước lớn: NM nước Thủ
Đức: công suất 750.000 m3/ngày đêm, lớn nhất Việt Nam có điểm lấy
nước tại Hóa An cách cửa xả KCN Biên Hòa 1 khoảng 5.000 m; NM nước Biên Hòa có
công suất 36.000 m3/ngày đêm, cách khoảng 3.000 m và NM nước Bình An
công suất 100.000 m3/ngày đêm chỉ cách cửa xả KCN Biên Hòa chỉ độ
500m đối diện bên kia bờ sông. Trên 10 triệu dân sử dụng nước cấp
từ 3 nhà máy này, chưa kể các NM nước khác cũng trên sông Đồng Nai nhưng cách
KCN Biên Hòa 1 xa hơn: các NM nước Long Bình, NM nước Long Bình, Thiện Tân.
Như
vậy, việc bảo vệ sông Đồng Nai không chỉ là bảo vệ nguồn nước cho thủy lợi,
thủy sản, du lịch, cảnh quan, điều tiết khí hậu mà quan trọng nhất: bảo vệ
nguồn nước cấp sinh hoạt cho nhân dân TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương. Muốn
vậy cần kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, trong đó KCN Biên Hòa 1 là nguồn có
tiềm năng gây tác hại đến sức khỏe do nước thải công nghiệp.
b. Kiểm soát ô nhiễm KCN Biên Hòa 1 theo phương án
nào?
Về
lý thuyết có 2 phương án tích cực và hiệu quả nhất để loại bỏ nguồn nước thải
từ KCN Biên Hòa 1:
-
Phương án 1: Xử lý triệt để toàn bộ
lượng nước thải từ các cơ sở sản xuất trong KCN này.
Muốn
vậy, tất cả các công ty phải có hệ thống xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT. Nếu các
NM không làm được thì KCN Biên Hòa 1 phải có trạm xử lý nước thải tập trung đạt
QCVN. Điều này là khó khả thi vì phần lớn các cơ sở có công nghệ lạc hậu, nước
thải từ KCN có lưu lượng lớn, nhiều thành phần khó xử lý và hiện nay chưa có dự
án nào đầu tư để thực hiện công tác này, nếu có dự án thì suất đầu tư cho dự án
sẽ rất lớn vì toàn KCN chưa có mạng lưới thu gom toàn bộ nước thải.
- Phương
án 2: Di dời KCN Biên Hòa 1.
Đây
là phương ántriệt để hơn và diện tích đất vài trăm ha của KCN có thể được sử
dụng để lập các trung tâm thương mại, đô thị mới hiện đại. Giá đất chuyển giao
có thể đủ chi phí cho công tác di dời.
Tuy
nhiên phương án này cần được xem xét kỹ để giảm thiểu tác động xã hội và môi
trường. Theo tôi mấy điểm quan trọng sau đây cần được lưu ý ngay giai đoạn
trước khi di dời:
-
Cần chuẩn bị hạ tầng xử lý môi trường các KCN để chuyển các nhà máy (NM) từ KCN
Biên Hòa 1. Các KCN dự kiến tiếp nhận (Giang Điền, Nhơn Trạch, Ông Kèo…) cần có
các trạm xử lý nước thải đủ công suất cho các NM mới chuyển đến. Tránh tình
trạng NM từ KCN Biên Hòa 1chuyển đến nơi không có hạ tầng xử lý môi trường, như
vậy chẳng khác nào “đánh bùn sang ao”.
-
Cần triển khai công tác di dời từng bước: ưu tiên
chuyển trước các NM có tiềm năng ô nhiễm cao: giấy, hóa chất, pin-ắcquy, luyện
kim…..
Từ
các thông tin trên, nếu so sánh lợi ích của việc bảo đảm an toàn nguồn nước
sinh hoạt an toàn cho trên 10 triệu dân thì dù có tạm thời ảnh hưởng đến đời
sống, việc làm của hàng vạn công nhân, nguồn thu của hàng trăm doanh nghiệp thì
có thể kết luận không thể không di dời các NM trong KCN
Biên Hòa 1. Việc di dời các nhà máy trong
KCN này đã là muộn.
-Trước
đây hoặc hiện nay, phía Viện Môi trường và Phát triển Bền vững có tham gia tư vấn,
đánh giá, các dự án liên quan tới tác động môi trường công nghiệp hay không?
Trả
lời: Viện Môi trường và Phát triển Bền
vững là đơn vị KHCN ngoài Chính phủ, chuyên ngành nghiên cứu, triển khai, tư
vấn về các vấn đề gắn kết phát triển
KT-XH và bảo vệ môi trường (BVMT). Viện có nhiều chi nhánh ở các vùng miền cả
nước, trong đó Chi nhánh phía Nam tại TP Hồ Chí Minh (nay là Viện Khoa học Môi
trường và Phát triển – VESDEC) là đơn vị rất có uy tín trong lĩnh vực đánh giá
tác động môi trường, giám sát môi trường, quy hoạch môi trường. Cho đến nay các
nhà khoa học và cán bộ của VESDEC đã chủ trì triển khai nghiên cứu nhiều đề
tài, dự án Nhà nước, tỉnh, bộ ngành về hiện trạng môi trường, kiểm soát ô nhiễm
cho nhiều tỉnh/TP; bảo vệ môi trường các lưu vực sông (Đồng Nai-Sài Gòn, Thị
Vải, sông Hậu, sông Tiền, sông Cầu), quy hoạch môi trường cho nhiều tỉnh, TP:
Hải Dương, Bình Phước, Hải Phòng, Thái Nguyên, Tiền Giang. Ngoài ra các chuyên
gia của VESDEC đã chủ trì nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và giám sát
môi trường cho trên 100 dự án lớn (trong đó có 50 dự án quốc tế: ODA và FDI) về
phát triển công nghiệp, năng lượng, giao thông đường bộ, sân bay, cảng biển ở
các vùng miền.Các dự án điển hình đã được VESDEC đánh giá tác động môi trường
là: Trung tâm năng lượng Phú Mỹ ở BR-VT (3.850 MW), Trung tâm Năng lượng năng
lượng Bình Thuận (4.000 MW), Trung tâm năng lượng Kiên Lương - Kiên Giang (4000
MW), Trung tâm nhiệt điện Ô Môn – Cần Thơ (2000 MW), các nhà máy điện Phả Lại 2
ở Hải Dương, Mông Dương 2 ở Quiarng Ninh, Nhơn Trạch, Phú Mỹ 1, 1.1. 2, 4, 2.2
ở BR-VT; các cảng hàng không (CHK) quốc tế Tân Sơn Nhất, Long Thành, các
CHK Tuy Hòa, Vinh, nhà ga quốc tế T2 ở CHK Nội Bài; các đường cao tốc Hà Nội –
Lạng Sơn, Bến Lức-Long Thành, xa lộ Đông Tây, đường hầm vượt sông Sài Gòn, cầu
Cần Thơ v.v…, các cảng nước sâu ở BR-VT, Quảng Ngãi, Bình Thuận; quy hoạch môi
trường Khu Kinh tế Dung Quất….Cho đến nay phần lớn các dự án này đã được xây
dựng và đang triẻn khai tốt công tác quản lý môi trường.
-Theo
quy định, hiện nay các Ban quản lý KCN có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá
tác động môi trường của các dự án đầu tư trong KCN, nhưng tránh nhiệm của các
cơ quan này trong việc đánh giá tác động và cam kết bảo vệ môi trường lại không
được quy định. Theo ông, đây có phải là lỗ hổng trong hệ thống pháp lý của
chúng ta hay không?
Trả
lời: Tôi chưa có thông tin, sô liệu cụ
thể về vấn đề này nên chưa thể
bình luận.
-Tình
trạng ô nhiễm ở các KCN là hệ lụy của việc phát triển quá nóng. Cần chú trọng
đến những yếu tố nào trong việc cấp phép cho các dự án đầu tư trong khu CN cũng
như trong việc quy hoạch các KCN? Báo cáo tác động môi trường hiện nay cho các
KCN vẫn còn chưa được chú trọng?
Trả lời: Phải nhận định chính xác là ô nhiễm môi trường không phải do
phát triển các KCN quá nóng mà chủ yếu là do việc quản lý môi trường ở các cơ
sở sản xuất công nghiệp chưa được chú trọng đúng mức. Trong thực tế, việc đưa
các dự án công nghiệp vào các KCN, nếu được quản lý môi trường tốt, có hạ tầng
xử lý chất thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về môi trường thì công
tác kiểm soát ô nhiễm thuận lợi hơn nhiều so với kiểm soát ô nhiễm ở các nhà
máy nằm ngoài KCN. Thí dụ rõ ràng là chất lượng môi trường không khí và nước
thải ở các KCN Biên Hòa 2, Amata (Đồng Nai), Khu Chế xuất Tân Thuận (TP HCM),
Viêt Nam – Singapore (Bình Dương) v.v… còn tốt hơn so với môi trường không khí
khu vực trung tâm các TP lớn.
Để
có cơ sở cấp phép đầu tư cho
các dự án phát triển KCN và các dự án trong khu công nghiệp cần chú trọng các
yếu tố sau:
1.Trong
quá trình quy hoạch phát triển công nghiệp từng tỉnh/TP: cần quy
hoạch có cơ sở khoa học về vị trí, diện tích các KCN, các loại hình công nghiệp
trong từng KCN, quy hoạch hệ thống hạ tầng quản lý, xử lý chất thải từng KCN.
Như vậy mới gắn kết phát triển CN và BVMT. Các KCN Viêt Nam – Singapore, Amata,
Tân Thuận, Bắc Thăng Long …là các mô hình tốt về quy hoạch môi trường công
nghiệp.
2.Cần
chú trọng nghiên cứu đánh giá tác động môi trường (ĐTM)đối với cho các
dự án phát triển KCN. Trong khi thẩm định loại hình dự án này cần hết sức lưu ý
đánh giá tác động tích hợp của nhiều dự án trong cùng KCN, tác
động của toàn KCN đến môi trường và xã hội chung quanh; đồng thời cần thẩm định
công nghệ và hiệu quả của các công trình xử lý môi trường được đề xuất cho KCN.
Nư vậy, công tác hậu thẩm sau khi thẩm định ĐTM là cần thiết, không nên bỏ
trong sửa đổi Luật BVMT (2005).
3. Trong
quá trình thẩm định dự án trong KCN (và cả
ngoài KCN) : cần loại bỏ các dự án có công nghệ lạc hậu: tiêu tốn nhiều
nguyên liệu, năng lượng, phát sinh nhiều chất thải trên đơn vị sản phẩm; không
cho phép câc dự án các dự án có tiềm năng ô nhiễm cao vào các KCN được quy
hoạch cho các loại hình ít ô nhiễm hoặc vào các KCN gần nguồn nước cấp cho sinh
hoạt hoặc gần các trung tâm đô thị, vùng nhạy cảm sinh thái.
4.
Luật BVMT (sửa đổi năm 2013) cần quy định: các dự án trong
KCN cần lập báo cáo ĐTM riêng dù KCN đó đã có báo cáo ĐTM vì trong thực tế
trong quá trình quy hoạch các loại hình công nghiệp của KCN chủ đầu tư chưa thể
nêu rõ đặc điểm công nghệ, công suất, nguyên liệu, sản phẩm của từng dự án
(từng nhà máy), do vậy basoc áo ĐTM dự án phát triển KCN chưa thể dự báo chính
xác các tác động môi trường và chưa thể đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm cụ
thể cho từng dự án.
TM
tinmoitruong.vn
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét