Tầm quan trọng và sự cần thiết phải xử lý nước cấp cho nồi hơi :
Vì nồi hơi làm việc trong môi trường áp
suất lớn, nhiệt độ cao cho nên các chất (Ca2+,Mg2+,SiO32-) sẽ gây hiện
tượng đóng cặn lò và ăn mòn thành lò, làm giảm khả năng trao đổi nhiệt
gây hao phí và lâu dài có thể gây cháy nổ.
Do đó, việc cần thiết và quan trọng là xử lý triệt để nước trước khi cho vào lò hơi.
Để đánh giá chất lượng của nước cấp cho
nồi hơi, người ta đưa ra các giá trị cho phép của nước cấp nồi hơi ứng
với từng loại nồi hơi với từng công suất khác nhau.
(Tiêu chuẩn nước cấp nồi hơi(TCVN 7704 : 2007))
Một số công nghệ xử lý nước cấp nồi hơi:
1/ Xử lý nước bên trong
- Xử lý nước bên trong là cách thêm hóa
chất vào lò hơi để ngăn đóng cặn. Các chất tạo thành cặn bám được chuyển
thành dạng bùn và thải ra ngoài qua xả đáy. Phương pháp này chỉ dùng
với lò hơi sử dụng nước cấp có độ cứng và áp suất thấp, nồng độ chất rắn
lơ lửng trong nước vừa phải và khi khối lượng nước xử lý ít. Nếu những
điều kiện trên không được đáp ứng phải xả đáy ở mức cao để có thể xả hết
bùn. Như vậy sẽ không kinh tế vì có tốn thất nhiệt và nước.
- Các nguồn nước khác nhau cần các loại
hóa chất khác nhau. Cách này sử dụng natri cacbonat, natri aluminat,
natri phosphat, natri sunfit và các hợp chất có nguồn gốc thực vật hoặc
hữu cơ. Các hóa chất chuyên dụng phù hợp với các điều kiện nước khác
nhau hiện có sẵn. Cần tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn hóa chất
phù hợp nhất cho mỗi trường hợp.
2/ Xử lý nước bên ngoài
- Xử lý nước bên ngoài là cách nhằm loại
bỏ các chất rắn lơ lửng, chất rắn hòa tan (đặc biệt là các ion magie và
canxi là các chất chính gây ra đóng cặn lò hơi) và các khí hòa tan (O2
và CO2).
- Các quá trình xử lý nước bên ngoài hiện có là:
+ Quá trình lọc
+ Quá trình lắng cặn
+ Trao đổi ion
+ Loại bỏ không khí (cơ học và hóa học).
+ Thẩm thấu ngược.
+ Khử khoáng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét