Các bằng chứng cho thấy con người đang tác động và gây ra sự nóng lên
toàn cầu là rất mạnh mẽ. Nhưng cái câu hỏi về việc nên làm gì để giải quyết vẫn
còn gây tranh cãi. Kinh tế, xã hội và chính trị là những yếu tố quan trọng
trong việc lập ra kế hoạch tương lai.
Ảnh: Paul Nicklen
Cho dù chúng ta dừng
việc thải khí nhà kính (GHGs) ngày nay, Trái Đất vẫn ấm lên một độ F hoặc hơn.
Nhưng những gì chúng ta làm từ nay về sau sẽ tạo ra một sự khác
biệt lớn. Tùy thuộc vào sự lựa
chọn của chúng ta, các nhà khoa học dự đoán rằng Trái Đất chỉ có thể ấm lên
khoảng từ 2,5 đến nhiều nhất là 10 độ F.
Một mục tiêu thường được
nhắm đến là ổn định nồng độ khí nhà kính từ khoảng 450 đến 550 phần triệu, hoặc
gấp đôi mức tiền công nghiệp. Đây cũng chính là lý do nhiều người nghĩ rằng ảnh
hưởng của các tác động của sự thay
đổi khí hậu là có thể tránh được. Nồng độ hiện tại là khoảng 380 triệu, có
nghĩa là không còn nhiều thời gian để mất. Theo IPCC, chúng ta phải giảm lượng khí
thải nhà kính từ 50% đến 80% trong thế kỷ tiếp theo để đạt đến mức này .
Phải chăng điều này là
có thể?
Nhiều người dân và chính
phủ đã nỗ lực để giảm lượng khí nhà kính, và tất cả mọi người đều
có thể giúp đỡ.
Hai nhà nghiên cứu
Stephen Pacala và Robert Socolow tại Đại học Princeton đã đề nghị một phương
pháp tiếp cận mà họ gọi là “mũi nhọn cân bằng”. Điều này có nghĩa là nên
giảm khí thải nhà kính từ nhiều nguồn khác nhau với các công nghệ sẵn có trong vài
thập kỷ tới hơn là dựa vào chỉ một sự thay
đổi rất lớn trong một khu vực duy nhất. Họ đề nghị 7 “mũi nhọn” để có thể giảm khí thải. Và kết hợp tất cả chúng
lại với nhau thì có thể giữ lượng khí thải ở mức xấp xỉ hiện tại trong 50 năm
tới. Điều này sẽ mở ra một con đường tiềm năng để ổn định khí nhà kính ở mức 500 phần triệu.
Có rất nhiều “mũi nhọn”
có thể áp dụng, bao gồm việc cải thiện hiệu quả năng lượng và tiết kiệm nhiên
liệu xe (do đó ít năng lượng phải được sản xuất), tăng năng lượng gió và mặt
trời, hydro được sản xuất từ các nguồn nhiên liệu tái tạo, nhiên liệu sinh học (được sản xuất
từ cây trồng), khí tự
nhiên, và điện hạt nhân. Ngoài ra còn có khả năng nắm bắt được lượng khí CO2
thải ra từ nhiên liệu hóa thạch và lưu nó dưới lòng đất, quá trình này được gọi
là "cô lập cacbon”.
Ngoài việc giảm lượng
khí chúng ta thải ra, ta cũng có thể tăng lượng khí hấp thu từ bầu khí quyển.
Như các loài thực vật hấp thụ khí CO2 khi chúng lớn lên, đó chính là quá
trình “cô lập cacbon” tự nhiên. Tăng đất lâm nghiệp và thay đổi cách chúng ta
trồng trọt có thể làm tăng lượng cacbon chúng ta đang lưu trữ.
Tuy vậy, một số các công
nghệ này cũng có nhiều nhược điểm, và các cộng đồng khác nhau sẽ đưa ra quyết
định khác nhau về việc làm thế nào mà chúng có thể giúp họ. Nhưng tin tốt lành
là có rất nhiều lựa chọn để có thể có được một con đường ổn định cho khí hậu
toàn cầu.
Ngọc Nhiên tmt (Nguồn: Nationalgeographic)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét