Đồng Nai có vùng núi và một phần đất gần với biển
nên biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ. Để ứng
phó với BĐKH, tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kịch bản và đưa ra hàng
loạt giải pháp.
ăn cứ vào Quyết định 158 ngày 2-12-2008 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó BĐKH,
ngày 9-7-2010, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định 1796 thành lập Ban Chỉ
đạo ứng phó BĐKH trên địa bàn tỉnh. Và đến 15-3-2012, UBND tỉnh ban hành tiếp
Quyết định 697 kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch ứng
phó BĐKH trong tỉnh.
Kịp thời ứng phó
Từ năm 2008, trên địa bàn tỉnh đã triển khai một
số nhiệm vụ lồng ghép ứng phó BĐKH thông qua chương trình “Quy hoạch sử dụng
đất lồng ghép BĐKH - Nghiên cứu điển hình tại huyện Nhơn Trạch, xây dựng cơ sở
dữ liệu khí tượng thủy văn phục vụ lồng ghép vào quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 huyện Nhơn Trạch”. Dự án nhằm đánh giá sự biến động và xác định xu thế của
các yếu tố khí hậu để xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt, sau đó đề xuất trong
quy hoạch sử dụng đất của huyện này trong những năm tiếp theo.
Suối
Săn Máu (TP. Biên Hòa) được nạo vét sẽ góp phần tiêu thoát nước giảm ngập lụt.
Cuối năm 2010, tỉnh có Văn bản 8504 về kế hoạch 5
năm thực hiện chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH (2011-2015). Trong 5 năm
này, tỉnh sẽ thực hiện 26 nhiệm vụ, dự án. Trong đó có đánh giá tác động của
BĐKH, nước biển dâng, xây dựng kịch bản BĐKH và nước biển dâng trên địa bàn Đồng Nai đến năm 2020. Đồng thời đưa ra các lộ trình
thực hiện các phương án ứng phó BĐKH. Trên cơ sở đó, các sở, ngành tiếp tục
triển khai kế hoạch ứng phó BĐKH.
Các giải pháp chính được các sở, ngành đưa ra
nhằm ứng phó với BĐKH là: Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo
vệ tài nguyên - môi trường, chủ động ứng phó BĐKH; kiểm tra thanh tra việc thực
hiện pháp luật, chính sách, chế tài, quy chuẩn, tiêu chuẩn... về chủ động bảo
vệ tài nguyên - môi trường, chủ động ứng phó BĐKH; hoàn thiện bộ máy xây dựng
nguồn nhân lực, cơ sở vật chất về bảo vệ tài nguyên - môi trường ứng phó BĐKH;
huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia với Nhà nước đóng góp bảo vệ môi
trường, ứng phó BĐKH.
Tìm cách cứu môi trường
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng
cao nhận thức cho cộng đồng trong việc ứng phó BĐKH vẫn được đặt lên hàng
đầu. Tiếp đến tỉnh sẽ đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống các công trình thủy
lợi, xây dựng hệ thống đê, cống nhằm điều tiết dòng chảy, tránh ngập lụt và
ngăn chặn xâm nhập mặn và đảm bảo tưới tiêu cho các
diện tích đất canh tác theo quy hoạch. Đồng thời bảo vệ môi trường nước, kiểm
soát chặt các nguồn thải xả vào nguồn nước giảm tác động xấu đến tài nguyên
nước.
Khu xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Tân Tạo - huyện
Nhơn Trạch
Tỉnh
có kế hoạch mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng, tăng cường trồng cây
phân tán, bảo vệ hệ sinh thái của rừng ngập mặn để hạn chế sự nóng lên của trái
đất. Bên cạnh đó, tỉnh có ưu tiên phát triển các giống cây trồng, vật nuôi có
thể thích ứng với BĐKH. Từng bước phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững để
giảm ô nhiễm chậm lại quá trình tác động xấu do BĐKH gây ra.
Ngoài
ra, tỉnh sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo tồn năng lượng. Trong đó ưu tiên
khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo như điện gió,
điện mặt trời, tiết kiệm nguồn năng lượng trong sinh hoạt, sản xuất và giao
thông - vận tải. Đồng Nai cũng hạn chế và chấm dứt các hoạt động của các
cơ sở sản xuất có lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính cao, gây ô nhiễm
môi trường. Tỉnh cũng sẽ có đầu tư hỗ trợ nghiên cứu và áp dụng khoa học - công
nghệ để thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH trong sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp, sinh hoạt.
(Theo Đồng Nai Online)
tinmoitruong.vn
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét